Thứ Tư, 17 tháng 9, 2014
Bảo vệ đôi mắt khi làm việc trước máy vi tính
Đối với dân văn phòng, mỗi ngày chúng ta phải dành khoảng 12-14 giờ đồng hồ trước màn hình vi tính. Điều này rất có hại cho sức khỏe của mắt, thường xuyên gây ra tình trạng mệt mỏi cho mắt, mắt đỏ, ngứa và dần dần sẽ làm ảnh hưởng đến tầm nhìn của mắt. Điều tốt nhất có thể làm để ngăn chặn triệu chứng này, đó là rời xa máy vi tính, nhưng, đối với một số người, điều đó là không thể. Tuy nhiên, bạn có thể áp dụng một vài mẹo đơn giản mà chúng tôi giới thiệu bên dưới để bảo vệ đôi mắt mỗi khi làm việc trước máy vi tính. Sắp xếp không gian làm việc hợp lý Kiểm tra ánh sáng. Bạn phải chắc rằng bạn không làm việc trong phòng tối. Đặt máy tính ở những nơi có đủ độ sáng, không bị chói mắt hay ánh đèn nhấp nháy ảnh hưởng đến mắt của bạn. Xác định khoảng cách tầm nhìn tối ưu (khoảng cách tối ưu từ mắt đến màn hình). Hãy nhớ rằng màn hình của bạn phải được đặt thấp hơn tầm ngang của mắt. Đặt màn hình nghiêng một chút so với tư thế ngồi của bạn. Luôn đảm bảo độ tương phản của màn hình đã được điều chỉnh một cách phù hợp. Giữ màn hình luôn sạch sẽ, không bị bám Mau cua cong dep bụi và các dấu vân tay. Nếu bạn không nhìn rõ được các biểu tượng trên màn hình hay các ký hiệu trong văn bản, hãy phóng to chúng ra một chút. Nghỉ giải lao trong quá trình làm việc Không có gì quan trọng hơn việc đảm bảo sức khỏe của đôi mắt. Vì thế, bạn nên giành khoảng nửa giờ hoặc một giờ đồng hồ để nghĩ ngơi (nhưng giải lao thường xuyên sẽ tốt hơn). Khoảng 5 phút nghĩ/ 30 phút làm việc hoặc 10 phút nghĩ/1 giờ làm việc. Hãy nhìn vào một đối tượng ở khoảng cách xa, nếu có thể, hoặc đứng lên, đi lại một vài phút. Thể dục đặc biệt cho mắt Nghe có vẻ kỳ lạ và phức tạp, nhưng thực sự khá dễ dàng và không mất nhiều thời gian. Bên cạnh đó, bạn có thể tập thể dục cho mắt vào bất cứ lúc nào bạn muốn, kể cả trong lúc làm việc. Cọ xát gan bàn tay Cọ xát gan bàn tay là một kỹ thuật yoga nhằm giúp thư giãn hệ thần kinh và bảo vệ thị lực. cua sat dep Áp 2 lòng bàn tay của bạn lại với nhau, và cọ xát cho đến khi bạn cảm thấy giữa 2 lòng bàn tay tạo ra hơi ấm. Sau đó, úp lòng bàn tay lên mắt. Lưu ý, đừng để các ngón tay của bạn áp lên trán nhé.Thư giãn. Giữ nguyên vị trí như vậy cho đến khi có thể, nhưng tối thiểu phải được 30 giây. Để đạt hiệu quả tối ưu, mỗi lần thư giãn như vậy, bạn nên dành khoảng 4 phút, nhưng nếu bạn cảm thấy cần thực hiện lâu hơn, bạn vẫn có thể tiếp tục. Việc làm nóng gan bàn tay và up lên mắt không hề gây hại cho mắt. Một điều nên làm nữa, đó là, bạn hãy nghĩ về một điều gì đó tích cực, vui vẻ khi thực hiện việc úp gan bàn tay nóng lên mắt. Chớp mắt nhiều lần Khi mọi người nhìn chằm chằm vào
một cái gì đó (kể cả là màn hình máy tính) trong một khoảng thời gian dài, thường có xu hướng ít nháy mắt, làm cho mắt khô và dễ bị kích thích. Vì thế, chớp mắt thường xuyên hơn khi bạn làm việc trước máy vi tính sẽ rất có lợi cho sức khỏe của mắt. Sử dụng thuốc nhỏ mắt Sử dụng thuốc nhỏ mắt là một phương pháp tuyệt vời để làm ẩm mắt nếu bạn quên nháy mắt và mắt quá khô. Bạn có thể sử dụng thuốc nhỏ mắt nếu hinh anh dep mắt bạn đã bị kích ứng, tuy nhiên, cần phải tham vấn lời khuyên của bác sĩ để lựa chọn loại thuốc nhỏ mắt tốt nhất cho bạn. Một vài lời khuyên trên đây đã được thử nghiệm và thực sự rất có ích trong việc bảo vệ đôi mắt bạn khi làm việc trước máy vi
tính. Nhưng nếu bạn phải sử dụng máy vi tính thường xuyên, bạn nên đến thăm bác sĩ, ít nhất là 6 tháng/ 1 lần để kiểm tra tình trạng sức khỏe của mắt. Theo suckhoe4u Liên Quan KhácBệnh về mắt thường gặpChọn kính áp tròng phù hợpMẹo đơn giản giúp bạn tránh mỏi mắt10 cách để có một đôi mắt đẹp cho dân văn phòng7 thói quen xấu làm giảm thị lực của mắtLý giải hiện tượng nháy giật mắtKhô mắt tuổi trung niên4 bệnh ở mắt có thể gây ra mù lòaBệnh loạn thịDấu hiệu giúp phát hiện sớm đục thủy tinh thểTại sao mau cua cong sat dep đeo kính râm khi bị đau mắt đỏ?Bảo vệ mắt với những lời khuyên từ các chuyên giaNguyên nhân mắt bị nháy giậtLý giải nguyên nhân của hiện tượng nháy mắtNhững bệnh về mắt mẹ bầu có thể gặp trong thai kỳ Cùng Chuyên MụcPhương pháp phòng ngừa và điều trị viễn thịNguyên tắc khi điều trị viêm xoangChế độ ăn uống khi bị sỏi thậnNgười bệnh đau bao tử nên ăn và không
nên ăn gì?Phòng
tránh rôm sảy cho trẻ mùa nắng nóngCác loại thuốc điều trị viêm họngBình Luận Facebook bình luận
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét