Những chuyện hài hước tại ngôi làng đàn bà hút thuốc lào để kén chồng Bây giờ đã ngoài 40 tuổi, có với chồng 4 mặt con nhưng mỗi khi nhớ lại chuyện thi ăn thuốc ấy để chọn người yêu năm nào, chị Ker vẫn đỏ mặt. Một ngôi làng nhỏ nằm sát biên giới Việt – Lào của tỉnh Quảng Nam có một điều hết sức đặc biệt là nếu sơn nữ nào trong làng muốn lấy được chồng thì phải biết hút thuốc lào. Chính vì thế, chuyện hút thuốc mà người dân gọi là “ăn thuốc” trở thành nét độc lan can sat đáo riêng có của ngôi làng này. Nhiều chuyện tình được nảy nở từ việc “ăn thuốc” đã được kể lại đầy hài hước. Đến bản sơn nữ “ăn thuốc” Đó là những người phụ nữ tại bản Apool (xã Gary, H.Tây Giang), một bản nhỏ nằm trên một ngọn đồi quanh năm mây giăng trùng trùng, cao 1.500m so với mực nước biển. Đến được bản này thật chẳng dễ dàng gì khi phải vượt qua những con đường đất nhầy nhụa, qua mấy con suối nước sâu ngang người. Nhưng sức hút từ những chuyện chị em thi hút thuốc lào để lấy chồng quá thú vị khiến chúng tôi gạt hết mệt mỏi để tìm đến làng cao chót vót, độc đáo có một không hai này. Thông thường, việc đàn ông ở chốn rừng núi nghiện thuốc lào thì không có gì đáng nói, nhưng ở đây hầu hết phụ nữ biết hút và nghiện thuốc lào lại là chuyện lạ. Bản Apool nằm lọt thỏm giữa đại ngàn núi rừng Trường Sơn. Dân cư ở đây hầu hết là người Cơ Tu. Bên những đoạn đường đất lầy lội là những căn nhà sàn nằm tựa lưng núi. Thấy có người lạ đến làng, già làng Pơloong Điềm (60 tuổi) hồ hởi mời đi tham quan làng. Khi nghe hỏi về chuyện hút thuốc lào của phụ nữ ở làng, già Điềm nói đầy vẻ tự hào: “Cả núi rừng Trường Sơn này không có làng nào như làng mình đâu! Ở đây gái trai đều biết hút thuốc lào đấy! Ở đây, để tìm ra một phụ nữ không biết hút thuốc lào là… khó như đặt bẫy bắt con thú ở đồng bằng vậy. Vì ở đây cứ 15 tuổi là đàn bà, con gái đều hút thuốc lào mà!”. Đúng như lời già Điềm nói, ở bản Apool này, đi đâu chúng tôi cũng bắt gặp hình ảnh những phụ nữ ngồi trước cửa, cầm trên tay ống điếu thuốc lào châm rửa rít từng hơi dài, phả khói một cách bình thản. Trước khi lấy chồng các sơn nữ phải biết hút thuốc lào. Theo lời của già Điềm, thì không chỉ phụ nữ mà toàn bộ đàn ông, con trai ở Apool đều hút thuốc lào và có thói quen mời khách hút thuốc lào mỗi mái vòm khi đến chơi. Dẫn chúng tôi vào một ngôi nhà cửa mở bên sân nhà Gươl, già Điềm giới thiệu chị Ker chủ nhà năm nay mới hơn 41 tuổi. Thấy khách đến chơi, chị Ker thay vì mang nước mời lại mang ra một bọc thuốc lào và ống điếu, vừa nói chuyện chị vừa nhón tay vào bao thuốc lào dứt ra một ít, vo tròn như đầu ngón tay rồi bỏ vào nõ, châm lửa. Rồi chị nhắm nghiền mắt kéo đều một hơi dài rồi chậm rãi phả khói thuốc vào không trung thủ thỉ: “Thuốc ở đây bà mai vom con mình tự tay trồng trong núi, không có thuốc trừ sâu nên “an toàn”, mang về phơi khô trên gác bếp dùng dần. Vì thuốc này làm từ lá nên “nặng” lắm, chứ không phải loại thuốc bán ngoài chợ đâu. Phải rít một hơi thật sâu mới cảm nhận được cái ngon của nó. Mình biết hút thuốc lào từ năm 7 tuổi. Không phải riêng mình mà mẹ, chồng và cả con gái, con trai mình cũng biết hút nữa!”, chị Ker chủ nhà giãi bày. Và như để chứng minh cho “truyền thống” hút thuốc lào của gia đình mình, chị Ker gọi con gái mới 15 tuổi ra “diện kiến khách”. Rồi cũng như mẹ, bằng một thao tác nhanh nhẹn, cô bé dùng tay vê tròn lá bỏ vào, châm lửa. Sau một hơi rít kéo dài, đứa trẻ tròn miệng, từ từ phả khói thuốc. Thấy tôi tròn mắt vừa kinh ngạc vừa khâm phục, chị Ker đưa ống điếu cho tôi, nhưng tôi từ chối. Không hút thuốc không lên rẫy được đâu? Tôi hỏi nguồn gốc của tục hút thuốc lào này từ đâu mà có, già Điềm cười hỉ hả: “Cũng chẳng biết nữa. Thấy đời ông đời bà mình hút, mình cũng hút, rồi con cháu cũng hút. Cứ người này hút rồi người khác lại hút. Mà ở đây không ai gọi là hút thuốc đâu. Người mình gọi là “ăn thuốc” thôi! Vì có lẽ tiết ở đây lạnh, ban đêm lạnh như cắt vào da thịt con người. Bởi vậy mà từ xưa tới nay, dân làng đã biết hút thuốc lào để chống chọi lại với cái lạnh!”. Nghe tiếng rít sòng sọc ở nhà bên cạnh chị Ker, tôi ngạc nhiên vì tiếng rít quá to. Già Điềm cười bảo đấy là nhà của bà Bling Thị Nhu (55 tuổi). “Bà ấy là “cây ăn thuốc” của làng đấy!”. Tôi mục kích cách hút thuốc của bà Nhu mà lạ lẫm. Bên trong ống điếu này chứa một lượng nước lớn nên khi bà Nhu kê miệng rít một hơi dài lại nghe kêu ùng ục. Chưa hết, cái điếu cày được gắn vào thân ống cũng phải to bằng… nắm tay. Để nhồi thuốc lào đủ một điếu, bà Nhu phải lấy một vốc thuốc lá cắt sẵn để trên giàn bếp nhồi vào, và hút nhiều hơi mới tàn hết thuốc. Bà Nhu mơ màng nói: “Không ăn cái thuốc này, mình đi lên rẫy không nổi đâu. Chân tay cứ buồn buồn thế nào ấy!” Bên bếp lửa ấm trong sương sớm, hai chị em thay phiên châm cho nhau hút, rồi lục tục mang gùi tiến về cái rẫy bên kia đồi sau khi lặng lẽ thu dọn mớ thuốc, cẩn thận “ủ” lên giàn hong khói của hai bà. Thi hút thuốc để kén chồng, thà bỏ chồng chứ không bỏ thuốc Hỏi xung quanh chuyện ăn thuốc, già Điềm cười bảo với người làng Apool thì hút thuốc lào không chỉ là thói quen mà còn là nét văn hóa đặc sắc và “phương tiện” giúp các chàng trai, cô gái đến tuổi trưởng thành tìm hiểu, kết hôn. Những đêm trăng sáng, trai gái thường hẹn hò nhau chuyện trò, tìm hiểu. Những lúc như vậy, điếu thuốc lào đã trở thành “vật bất ly thân” giúp họ chống chọi lại với cái lạnh của núi rừng, để “đuổi muỗi” và kéo dài câu chuyện tình. Chị Ker nói: “Từ lúc biết lên rừng, lên rẫy hái măng là con gái làng này phải tập hút thuốc lào rồi. Như vậy khi lớn lên sẽ dễ lấy chồng hơn! Hồi nhỏ mình cũng chẳng biết hút thuốc, cứ ngửi thấy mùi là buồn nôn. Nhưng mẹ mình tập mãi, cứ mỗi lần lên rẫy là mẹ mình lại bảo mình hút thuốc cho quen, sau này còn ngồi được với đám trai bản mà nói chuyện, rồi còn lấy chồng nữa!”. Rồi chị Ker kể lại chuyện tình của mình. Hồi ấy chị cùng bao cô sơn nữ trong làng đến tuổi cập kê, đến mùa ngủ Duông chị cũng theo đám bạn gái ra nhà Duông trò chuyện với đám trai bản. Trong đám trai ấy có một người vừa đi săn giỏi, lại có nhiều tài lẻ khiến đám thanh nữ chết mê chết mệt. Nhiều sơn nữ cùng tìm cách tỏ tình nhưng vì nhiều quá nên chàng trai không biết chọn ai. Cuối cùng, các cô gái phải dùng đến một cách đặc biệt để thi với nhau để đến với chàng trai ấy. Cuộc thi đặc biệt ấy chỉ có đám sơn nữ biết với nhau, ấy là thi “ăn thuốc lào”. Buổi tối hôm ấy, các sơn nữ hẹn nhau tại một điểm ở đầu làng, mang thuốc theo rồi đặt lệ để thi. Luật lệ là ăn thuốc liên tục đến khi nào không chịu nổi, say quá gục xuống thì thôi. Người cuối cùng còn ngồi được là người chiến thắng, có thể tự do đến với chàng trai kia mà những sơn nữ còn lại không được ngăn cản, cũng như không được phép tỏ tình nữa. Cả đám sơn nữ, trong đó có chị Ker vào cuộc thi rồi từng người “no thuốc” mà nằm lăn ra đất. Chỉ còn một cô gái tên Blinh Thị Xuân còn tỉnh. Thế là từ đấy Xuân đến với chàng dich vu tham tu trai kia, hai người lấy nhau và chuyển đi nơi khác sinh sống. Bây giờ đã ngoài 40 tuổi, có với chồng 4 mặt con nhưng mỗi khi nhớ lại chuyện thi ăn thuốc ấy để chọn người yêu năm nào, chị Ker vẫn đỏ mặt. Hơn thế nữa, để các chàng trai trong làng để ý, các sơn nữ của làng Apool phải biết hút thuốc. Tôi hỏi già Điềm nguyên nhân vì sao, già chỉ lắc đầu vì ngay đến già cũng… chịu. Còn chị Ker thì cười: “Hồi mình mới gặp chồng, mình cũng dùng ống thuốc lào ni để hút. Rồi chồng thấy thích, đêm nào cũng đến nhà mình, hai đứa ra bờ suối cùng hút chung một tẩu, thế là nên vợ chồng. Phong tục là thế rồi!”. Hỏi vui về chuyện vợ chồng, cũng như chuyện thuốc lào rằng nếu được chọn giữa thuốc lào và chồng sẽ chọn cái nào, chị Ker cười bẽn lẽn: “Hỏi chi khó trả lời. Chồng cũng khó bỏ, mà thuốc thì càng không thể. Có khi…bỏ chồng! Có lần chồng mình bảo mình bỏ thuốc đi, nhưng mình bỏ không được, thế là chồng giận lễn rẫy ở cả tháng trời mới về. Tưởng mình bỏ rồi, nào ngờ mình vẫn hút nên…đành chịu!” nói rồi chị cười vang cả ngôi nhà. Nói thì nói vậy thôi, chứ tôi hiểu với người Cơ Tu nơi này rất chung thủy, hầu như không có ai vì chuyện này chuyện kia mà bỏ chồng bỏ con, bỏ gia đình được. Thời gian vừa qua, nhiều cảnh báo về việc hút thuốc có hại cho sức khỏe đã được các phương tiện thông tin đại chúng đưa lên. Nhiều người dân trong làng khi được hỏi có biết những tác hại đó không. Họ chỉ cười, bảo cũng có nghe nói tới, nhưng: “Đời ông đời bà, nhiều đời nay đều hút thuốc mà có ai chết ngay đâu!”. Cái lý “không chết ngay” của họ khiến việc hút thuốc cứ diễn ra thường xuyên như thế, ngay cả những đứa trẻ mới hơn mười tuổi cũng bắt đầu tập thành thói quen có hại cho sức khỏe này. Trao đổi với chúng tôi, ông Ríah Ka, Chủ tịch xã Ga Ry cho biết: “Từ bao đời nay, người Cơ Tu ở bản Apool đã xem hút thuốc lào như một thói quen không thế thiếu trong đời sống hằng ngày. Mặc dù hiện nay, tỷ lệ đã giảm so với trước, nhưng cũng gần 100% (đàn ông)
và trên 70% (phụ nữ) biết hút thuốc lào. Hút thuốc lào là không tốt. Nhiều năm nay, cán bộ văn hóa xã và chính quyền địa phương cũng đã ra sức vận động người dân nên giảm hút thuốc lào và đi tới bỏ hẳn để đảm bảo sức khỏe cho bản thân, cộng đồng, nhưng để làm được điều này cũng không dễ vì đã thành thói quen và nếp sống của bà con nơi đây rồi!”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét